Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Những trò chơi giúp trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi phát triển trí thông minh

Trẻ dưới 1 tuổi (trẻ sơ sinh) ngoài uống sữa thì bố mẹ còn có thể cho bé chơi những trò chơi để phát triển trí thông minh.

Những trò chơi phát triển trí thông minh cho bé dưới 1 tuổi


trò chơi phát triển trí thông minh cho bé dưới 1 tuổi
Trò chơi phát triển trí thông minh cho bé dưới 1 tuổi

Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ đã có thể giáo dục con mình thông qua các trò chơi cho bé. Hãy cùng suasosinh.com tìm hiểu các trò chơi phát triển trí thông minh cho bé dưới 1 tuổi nhé.

1. Xây tháp

Những đồ vật  như bát nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp nhựa đựng thực phẩm… đều có thể trở thành vật liệu xây dựng hoàn hảo cho tòa tháp bấp bênh của bé. Khi bạn xếp chồng mỗi đồ vật, hãy miêu tả hình dáng và kích cỡ của nó, tới tòa tháp hoàn thành, bạn và bé có thể lần lượt gỡ các tầng xuống. Hoạt động này sẽ dạy trẻ về hình dạng và kích thước cũng như nguyên nhân và hệ quả (chẳng hạn, khi bạn xô chiếc hộp này nó sẽ đổ ngay và kêu rất to).
Bí quyết tăng chiều cao cho trẻ từ 1-3 tuổi mà cha mẹ nên biết

 2. Nó đâu rồi ?

Lấy một quả bỏng vải hoặc bóng mềm đưa cho bé xem rồi sau đó giấu nó trong một chiếc hộp có nắp đậy. Hỏi bé “bóng đi đâu rồi ?” và khuyến khích bé mở hộp xem rồi lấy quả bóng ra ngoài. Đây chắc chắn là trò chơi thu hút được sự chú ý của trẻ và giúp bé học được: một vật vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy nó.

3. Nghe – tìm

Một cách khác để giúp bé hiểu khái  niệm về sự bền vững là giấu một đồ chơi có âm thanh (như vịt chip chip hay xúc xắc…) xuống dưới chăn hay một chiếc khăn. Bắt đầu trò chơi bằng cách giấu một phần đồ chơi rồi làm cho món đồ phát âm thanh, khuyến khích bé tìm nó. Lần sau, giấu hoàn toàn đồ chơi và lại cho nó tạo âm thanh. Cổ vũ để bé tìm.

4. Đẩy qua đẩy lại

Đặt bé ngồi trên sàn nhà gần bạn và đẩy chiếc ô tô đồ chơi về phía con. Khuyến khích bé đẩy lại về phía bạn. Cố gắng để bé lặp lại hoạt động này một cách hứng thú. Trò chơi đẩy qua đẩy lại dạy bé khái niệm về sự lần lượt – điều sẽ rất cần thiết sau này khi trẻ bắt đầu học đối thoại và đặt nền móng cho tính biết chia sẻ.

5. Sưu tập vật theo màu sắc

Đây là bài học đầu tiên dạy bé phân biệt màu sắc. Bắt đầu với việc thu dọn đồ chơi của con và những vật an toàn với trẻ trong nhà có các khối màu như như đỏ, xanh, vàng. Trong lúc ngồi cùng con trên sàn, bạn hãy thu gom các vật vào theo nhóm dựa trên màu sắc của chúng. Chẳng hạn, bạn có thể nhặt quả bóng đỏ, chiếc vòng đỏ và cái trống đỏ. Để bé thu thập các vật khi bạn nói màu sắc và tên mỗi loại, ví dụ như: quả táo đỏ, cái trống đỏ, quả bóng xanh, viên xếp hình xanh.

6. Sờ và cảm nhận

Đưa cho bé 10-12 tháng tuổi nhiều đồ vật có chất liệu khác nhau để khám phá cảm giác khác biệt. Bạn có thể thu thập các vật trong nhà hay bên ngoài như chiếc khăn lụa, một mảnh bìa cứng, một cọng cỏ hay một nắm cát… và để bé chạm vào mỗi thứ một lần. (Bạn phải giám sát kỹ để đảm bảo bé không cho những thứ này vào miệng). Bé sẽ ngạc nhiên khi phát hiện sự khác biệt khi chạm vào mỗi thứ và bạn hãy quan sát xem phản ứng của con: Bé thích sự mềm mại của chiếc khăn lụa hay cảm giác trơn tuột qua tay của những hạt cát?

 7. Mẹ ngủ đây

Ngồi gần bé (bé có thể nằm hoặc ngồi, tùy theo số tháng), nói với con “Mẹ ngủ đây” và bạn nhắm mắt lại. Sau vài giây, bạn mở mắt ra và hào hứng nói “Chào con” hay “Chào buổi sáng” (bạn cũng có thể nói “Chào buổi chiều” hay “Chào buổi tối” tùy thời gian bạn chơi với con). Nhìn thấy mắt mẹ mở ra và nghe tiếng chào vui vẻ sẽ khiến bé bật cười.
Sau khi chơi trò này vài lần, thử dừng lại lâu hơn trước khi mở mắt và theo dõi phản ứng của bé. Các bé 6 tháng tuổi trở lên có thể sẽ ê a hoặc lấy tay xòa vào mặt bạn để “gọi mẹ dậy”.

8 loại sữa tăng chiều cao tốt nhất cho bé được các mẹ tin dùng

8. Ban nhạc của bé

Trẻ con thích gây tiếng động, vậy bạn hãy cùng con chơi trò tạo tiếng. Ngoài những vật có thể gây tiếng động như xoong nồi, bạn có thể cho trẻ chơi những vật có sẵn trong nhà.
Hộp lắc: Thu thập các loại vỏ đồ hộp nắp nhựa như hộp khoai tây chiên khô hay hộp cà phê. Cho gạo hay các hạt khô vào hộp. Dán kín nắp lại. Bạn và trẻ cùng trang trí bên ngoài hộp. Khi làm xong bạn hãy đưa hộp cho trẻ lắc.
Trống: Bạn hãy tháo nắp những hộp trống rồi dán băng keo các cạnh hộp lại. Dán nhiều hộp lại với nhau rồi cho trẻ gõ. Chú ý âm thanh khác nhau của từng cái trống.
Âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng nghe, phân biệt âm thanh trầm và bổng.

9. Trò chơi nước có liên quan đến toán

Trẻ nhỏ thích xem bố mẹ đổ nước vào các vật chứa vì chúng rất thích nước. Chúng bị lôi cuốn bởi tiếng nước róc rách và cảm giác khác lạ khi chạm nước. Nước còn giúp trẻ định hình các khái niệm toán (nước ở ly này nhiều hơn ly kia hoặc nước trong muỗng ít hơn trong chén…).
Cho một ít nước vào chậu tắm trẻ. Bạn cần chú ý nhiệt độ trong phòng phải đủ ấm, nếu dùng bồn tắm người lớn phải lót tấm trải chống trượt. Cho vào bồn tắm các loại đồ chơi như tô, chén, phễu, chai lọ, búp bê… Để trò chơi thêm phần vui nhộn, bạn thổi bong bóng xà phòng vào bồn tắm.

10. Chiếc hộp thần kỳ

Các bậc cha mẹ phát hiện ra mỗi khi mua đồ chơi cho bé độ một tuổi, bé chỉ thích chơi hộp. Lợi dụng sở thích của trẻ khi mở quà, bạn hãy tổ chức một trò chơi với những hộp còn đủ nắp (tốt nhất là hộp giầy). Trong mỗi hộp, bạn đặt một loại đồ vải nào đó như miếng xốp tắm, trái banh len, vải chùi nồi mới, quả bóng làm bằng giấy kiếng, giấy nhám vuông khổ to hay một túi đá nhỏ.
Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng cách?

Trẻ thích cầm xem và khám phá những đồ vật này. Bạn hãy nói cho trẻ biết sự khác nhau về hình dạng và chất liệu của đồ vật. Đặt hộp nhỏ bên trong hộp lớn, trẻ sẽ thích thú và ngạc nhiên khi phát hiện ra điều này. Đối với trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, bạn hãy đặt ra những trò chơi có liên hệ đến trí nhớ (như trò tìm chìa khóa của mẹ trong hộp).

Chiếc hộp thần kỳ
Chiếc hộp thần kỳ

11. Vườn thú giả
Hãy thu thập những con thú nhồi bông bé thích, xếp chúng lên ghế trường kỷ hay ghế dựa ở các phòng khác nhau trong nhà. Giả bộ cho thú ăn, chăm sóc chúng và nói cho trẻ biết những đặc điểm của chúng (con này tai mềm, con kia đuôi dài, con khác thì có bộ lông mịn) và tiếng kêu của chúng (gừ gừ, meo meo, tiếng ngựa hí…). Kế đó bạn hỏi bé đặc điểm của từng con thú, cố gắng giúp bé trả lời bằng cách hình dung con vật. Trò chơi này giúp trẻ suy nghĩ sáng tạo và phát triển ý tưởng cá nhân. Nó còn giúp cháu vận dụng trí nhớ.

Những trò chơi giúp trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi phát triển trí thông minh Rating: 4.5 Diposkan Oleh: luongnn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét